Bên cạnh ngành giải trí đang ngày càng phổ biến và lan rộng, xứ sở Kim Chi còn được mệnh danh là thiên đường ăn uống trong mắt bạn bè quốc tế. Do ảnh hưởng bởi đặc thù khí hậu và địa lý nên nền ẩm thực Hàn Quốc có cho riêng mình những nét đặc trưng của vùng Đông Bắc Á. Xét về góc độ văn hoá ẩm thực, Hàn Quốc có sự tương đồng với Việt Nam. Còn sự khác biệt là gì? Hãy cùng SanTu tìm hiểu 5 món ăn truyền thống nổi tiếng khắp thế giới của Hàn Quốc trong bài viết dưới đây nhé!
Mì Tương Đen – Jajangmyeon
Mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa, du nhập vào xứ sở Kim Chi từ đầu thế kỷ 20 nhưng đã được con người xứ củ sâm chế biến theo văn hoá ẩm thực Hàn Quốc để phù hợp với khẩu vị, dần dần trở thành món ăn truyền thống của chính đất nước này.
Ngày nay, món mì tương đen đang được thực khách khắp mọi nơi ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon đặc biệt khó có thể thay thế của nó. Sợi mì dai giòn hoà quyện cùng nước sốt đậu đậm đà, tuy đơn giản nhưng vẫn mang vẻ tinh tế của nền ẩm thực Đông Á thậm chí có thể dễ dàng chinh phục những thực khách khó tính.
Cơm Trộn – Bibimbap
Nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc, không ít người sẽ nghĩ đến món cơm trộn đầu tiên. Cơm trộn hay còn được gọi với cái tên Bibimbap, có nguồn gốc từ phía Tây Nam Hàn Quốc từ cuối thế kỷ 19. Đúng như tên gọi, món ăn này có thành phần nguyên liệu là các loại rau khác nhau được trộn cùng với cơm hoặc thịt. Không những được trình bày bắt mắt, món cơm trộn còn có hương vị thơm ngon đậm đà và hơn hết là mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao.
Mì Lạnh – Naengmyeon
Đây là món ăn nghe có vẻ mới mẻ, hay thậm chí là khá “dị” với người Việt chúng ta nhưng lại là một cái tên quen thuộc của nền ẩm thực Hàn Quốc.
Mì lạnh có xuất xứ từ một quán rượu ở Pyongyang từ thời Goryeo. Sợi mì được làm từ bột kiều mạch, sau khi luộc thì đem tráng qua nước lạnh rồi cuộn tròn trong bát nước dùng kim chi củ cải, hay còn được gọi là Dongchimi. Thường thì mì lạnh sẽ được ăn kèm với thịt thái lát, trứng, mù tạt và giấm. Người dân đất nước của sâm và cả Bắc Hàn ưa chuộng dùng mì lạnh vào mùa hè nắng nóng để giải nhiệt.
Điểm đặc trưng của sợi mì kiều mạch theo truyền thống văn hoá ẩm thực Hàn Quốc là không được cắt ngắn đi, do chúng vốn là biểu tượng cho sức khoẻ và sự trường thọ. Ngày nay, quan niệm và cách ăn đã có sự thay đổi cho phù hợp với thời đại nên bạn không cần phải lo lắng về điều đó.
Tteokbokki – Bánh Gạo Cay
Ngày nay, bánh gạo cay đã trở thành món ăn quốc dân nức tiếng thậm chí vượt khỏi biên giới lãnh thổ Hàn Quốc, bạn có thể dễ dàng bắt gặp bánh gạo tại những quầy bán thức ăn hoặc kệ hàng siêu thị. Ít ai biết rằng những chiếc bánh gạo ngày nay có nguồn gốc từ món tteok jjim vốn là một món ăn cung đình được làm từ bánh dày thái mỏng nướng kèm với thịt, trứng và gia vị.
Bánh gạo hiện tại được chế biến cùng nhiều thành phần khác nhau như thịt bò, giá đỗ, hành tây, chả cá và đặc biệt là một loại tương ớt cay đặc trưng, hay còn được gọi là gochujang, chính vì loại gia vị này nên món bánh gạo thường có vị rất cay và rất phù hợp cho thời tiết lạnh.
Canh Tương Đậu – Doenjang Jjigae
Đây là món canh không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc. Doenjang Jjigae được nấu từ doenjang – một loại tương đậu nành lên men cùng những nguyên liệu đơn giản dễ tìm khác như đậu phụ, bí ngòi và các loại rau củ. Linh hồn của món canh tương đậu chính là đậu lên men, chúng chứa một lượng protein dồi dào và mang hương vị béo ngậy đặc trưng.
Một bát canh tương đậu đầy ắp chắc chắn sẽ giúp bạn giải nhiệt vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông,
Tổng kết
Có lẽ không một nơi nào ngoài xứ sở Kim Chi có thể mang đến cho chúng ta trải nghiệm văn hoá ẩm thực Hàn Quốc một cách trọn vẹn và chuẩn hương vị gốc nhất. Nếu bạn đang có kế hoạch cho chuyến du lịch Hàn Quốc sắp tới thì đừng ngần ngại liên hệ với SanTu để được tư vấn và hỗ trợ nhé!